Cần chuẩn bị những gì để có thể tự may?

Ngày trước mình nghĩ rằng nếu không được đào tạo bài bản mình không thể nào động đến may vá được.
Chính xác :May vá là một chuyên ngành, nhưng khi tìm hiểu mình còn nghiệm ra đó là một môn nghệ thuật, mà nghệ thuật thì dành cho tất cả mọi người.
Thời ông bà mình, bố mẹ mình vẫn khâu tay từng tấm quần manh áo, khâu tay cũng được đưa vào chương trình giáo dục từ bậc tiểu học, chính vì vậy may vá chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng là bạn có "yêu"  không?
Nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu rồi, tham gia các nhóm về may vá thường rất nôn nóng muốn có sản phẩm đẹp ( chính mình cũng từng như vậy), tuy nhiên kinh nghiệm của mình là hãy dành thời gian để thực hành những mẫu đơn giản thay vì cứ chạy theo mẫu "hot" được những tay may cứng ( hoặc chị em cực khéo tay) tạo thành.

                                            Hình mẹ A Bông thêu - tự vẽ tự thêu, không theo mẫu nào cả :)
Vậy bạn cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng cho món may vá cực dễ nghiện này?
1. Máy may
Thời điểm bắt đầu mình cứ lao vào nên không tìm hiểu rõ về các sản phầm này.Một chiếc máy may tốt đem đến nguồn cảm hứng vô tận cho sự sáng tạo của bạn. Đừng ngại ngần bỏ ra một số tiền vừa đủ ( 1 triệu - 2,5 triệu đồng) để sở hữu nó. Có rất nhiều nhà bán ( cả cá nhân và công ty ) máy may gia đình, những dòng máy này nhỏ gọn và nhiều chức năng rất phù hợp với nhu cầu gia đình. VD máy may Lan Hương, anh Tùng Hội Vũ...
Các chân vịt cần thiết ngoài chân vịt thông dụng
- Chân vịt giả vắt sổ ( quan trọng, thậm chí nếu không cần quá nhiều bạn không cần thêm chi phí cho máy vắt sổ)
- Chân vịt may thun ( nhà có trẻ em rất cần - thường là chân vịt nhựa)
- Kim đôi ( rất đẹp và tiện - thay cho trần đè)
- Chân vịt may khóa giọt lệ
 Hiện mình đang sử dụng máy may Nhật bãi RICCAR 1000, chạy tự động ( không chế bàn ga) và nhiều đường may tiện lợi. Nói chung khi đã dùng quen thì mình thấy ổn ( nhưng mình không khuyến khích các bạn mua máy này vì trục lệch khó mua chân vịt phù hợp)
2. Vải - kéo cắt may và chỉ
Tùy theo nhu cầu sử dụng để chọn loại vải phù hợp. Những người bắt đầu nên chọn vải thô ( mình vote cho thô kiện) và cotton 4 chiều . Những loại này không quá kén máy may, thậm chí còn không cần vắt sổ
                                          Váy may bằng xô đũi, nhăn nhiều nhưng mặc rất mát, phù hợp cho bé
Kéo cắt may: 1 chiếc kéo tốt sẽ không khiến bạn bị đau tay :) và cắt vải không mất thời gian và công sức của bạn
Chỉ: hầu hết các chị em vẫn vote cho chỉ tiger, và nếu dùng máy gia đình hãy ưu tiên chọn cuộn nhỏ như mình hay mua về để khâu đồ thôi nhé ( trước mình toàn mua cuộn to không thấy tiện lắm)
3. Mẫu sản phẩm muốn may
Bạn có thể tự ốp quần áo có sẵn ( rất dễ với quần áo của các bé) lên vải và cắt. Kiểu này phù hợp với các mẫu cơ bản như quần đùi áo cộc/ bộ dài tay cơ bản/ váy cơ bản.
Hiện tại có xu hướng là dùng rập cho may vá.
Rập là các bản vẽ được in trên giấy sau đó cắt ra và ốp lên vải. Bạn chỉ cần chọn mẫu, ghép giấy theo hướng dẫn và ốp lên vải rồi cắt ( hầu hết các rập ít khi chừa đường may, bạn +1cm là OK)
Mình sưu tầm  khá nhiều rập cả trong nước và nước ngoài để thuận tiện cho việc may vá. Bạn truy cập link facebook để Join nhóm rập cùng mình nhé!
4. Máy vắt sổ
Nó cần thiết để vải không bị tưa hay xổ. Hiện thị trường cung cấp nhiều dòng máy vắt sổ chỉ từ 700 nghìn đồng ( vắt sổ vàng chanh) là dùng ổn rồi.
Ngoài ra rất nhiều các máy hữu dụng cho may vá như máy chập, trần đè (mình chưa có nên không bàn về nó nhé :P)
5. Sự nhẫn nại và quyết tâm
Nhiều bạn cứ háo hức hờ mẫu mới, mong muốn có rập mới nhưng không may gì cả. Thực ra làm việc gì cũng vậy thôi, "trăm hay không bằng tay quen", bạn không thực hành, không làm thật thì sẽ không có kinh nghiệm được!
Để qua bài bài may cơ bản mình sẽ giới thiệu các sản phẩm đầu tay của mình nhé - rất hết hồn đấy nhưng sau đó thì mình có nhiều kinh nghiệm hơn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét